Cùng với sự phát triển như vũ bão của thị trường cũng như sự đa dạng của các ngành nghề được hình thành, ngày càng nhiều các doanh nghiệp được thành lập. Để có thể hình thành nên một doanh nghiệp thì các nhà đầu tư phải hiểu biết và nắm rõ các thủ tục để thành lập một doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Qua bài viết dưới đây, Dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ đem đến cho mọi người những thông tin hữu ích  và đầy đủ về các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2024.

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Theo khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp, nghĩa là chúng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Chúng có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, và phạm vi hoạt động rõ ràng, được tổ chức dưới một hình thức nhất định do pháp luật quy định.

Thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, với yêu cầu của nguyên tắc tự do kinh doanh, thành lập doanh nghiệp được coi là quyền cơ bản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự hiện diện của doanh nghiệp trên thương trường luôn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới lợi ích của những chủ thể có liên quan, vì vậy việc thành lập doanh nghiệp phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật.

Mời bạn tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi uy tín chuyên nghiệp

Điều kiện để thành lập một doanh nghiệp

Điều kiện để thành lập một doanh nghiệp

Chủ thể có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp

Quyền tự do kinh doanh ngày nay đã được thể chế hóa và được Hiến pháp ghi nhận rộng rãi. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rằng tất cả mọi công dân Việt Nam ( trừ những trường hợp bị pháp luật ngăn cấm tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh) thì đều có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp.Từ đó mà ta có thể xem xét các quyền như quyền thành lập, quyền quản lý, quyền góp vốn vào doanh nghiệp theo 2 nhóm chủ thể cụ thể như sau:

  • Nhóm thứ nhất là những đối tượng có quyền thành lập,có quyền quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập,quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp trừ những trường hợp sau:
    • Các đối tượng làm việc tại cơ quan nhà nước; Cán bộ, Công chức, Sĩ quan,….
    • Các đối tượng có năng lực hành vi dân sự hạn chế; Người chưa thành niên, Mắc bệnh thần kinh, Người mất tư cách pháp nhân,…
    • Các đối tượng đang phải chịu hậu quả pháp lý; Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Người đang trong quá trình tạm giam, Người bị cấm hành nghề kinh doanh theo quy định của Tòa án, Người có tiền án liên quan đến vấn đề phá sản và tham nhũng,…
  • Nhóm thứ hai là những đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp nhưng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các doanh nghiệp ngoại trừ hai trường hợp sau:
    • Các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để mua cổ phần nhằm tư lợi cá nhân.
    • Những cá nhân có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như vợ, chồng, người đứng đầu, cấp phó của doanh nghiệp.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình thành lập một doanh nghiệp. Nó thể hiện được loại hình, sứ mệnh và được xem như bộ mặt của một doanh nghiệp. Chính vì vậy mà tên của doanh nghiệp cần được chú trọng và hợp lý theo đúng quy định của pháp luật.

Tên doanh nghiệp phải bao gồm hai yếu tố:

  • Loại hình mà doanh nghiệp hướng tới ví dụ như; Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh,…
  • Tên riêng: tùy vào lựa chọn của từng doanh nghiệp, được viết bằng các chữ cái, chữ số và ký hiệu.

Tên của mỗi một doanh nghiệp phải được gắn ở trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp còn xuất hiện đi kèm trên các giấy tờ liên quan đến thành lập, vận hành của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài hệ chữ La–tinh. Theo luật Doanh nghiệp của Việt Nam, các chữ tượng hình, tượng thanh sẽ không được chấp nhận đặt làm tên của doanh nghiệp trên địa phận lãnh thổ Việt Nam.

Tên viết tắt của doanh  nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp cũng cấm các hành vi sau đây khi đặt tên doanh nghiệp:

  • Tên dự kiến đặt trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã tồn tại trước đó.
  • Sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, các ban ngành, các bộ trừ trường hợp được các tổ chức đó chấp thuận.
  • Sử dụng những từ ngữ ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Điều kiện về ngành nghề khi đăng ký

Theo luật Doanh nghiệp 2020, các cá nhân, tổ chức có quyền kinh doanh các ngành nghề mà nhà nước không cấm. Các hoạt động đầu tư kinh doanh bị cấm như: Kinh doanh các chất ma túy, kinh doanh một số khoáng chất, khoáng vật, kinh doanh các loại mẫu vật, động thực vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, kinh doanh mại dâm, mua bán người và các bộ phận liên quan đến cơ thể người, hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên cơ thể con người.

Việc đầu tư và kinh doanh trong một số ngành, nghề phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

Điều kiện về con dấu

Điều kiện về con dấu

Theo Luật, mỗi một doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn số lượng và hình thức con dấu của công ty để sử dụng cho quá trình làm việc nhưng con dấu phải đảm bảo đủ 2 yếu tố là tên và mã số của doanh nghiệp.

Con dấu ấy cũng cần được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép và đăng tải công khai lên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể có thể xác định được gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ, phố hoặc đường, thôn, xã , ấp, phường, thị trấn,….

Trong trường hợp địa điểm đặt doanh nghiệp không có số nhà cụ thể thì khi lập hồ sơ, chủ doanh nghiệp phải chú thích rõ ràng.

Trụ sở của doanh nghiệp không được sử dụng khu tập thể hoặc chung cư trừ trường hợp khu tập thể hoặc chung cư ấy xây dựng lên với mục đích cho thuê văn phòng.

Điều kiện về vốn

  • Vốn điều lệ :là tổng giá trị tài sản do các thành viên trong công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp và vốn điều lệ sẽ được quy định cụ thể trên điều lệ công ty khi được thành lập.
  • Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Các bước thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp

Đăng ký doanh nghiệp là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Để thành lập một doanh nghiệp thì phải trải qua các bước sau:

Bước 1: Chọn loại hình doanh nghiệp

Hiện nay, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công nhận 5 loại hình doanh nghiệp bao gồm :

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty cổ phần.

Trước khi muốn thành lập một doanh nghiệp, các nhà đầu tư trước tiên phải lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp dựa trên đặc điểm, mục đích và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp muốn hướng tới và dựa vào đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp.

>>> Tham khảo Doanh nghiệp tư nhân là gì? Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Bước 2: Thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở và chuẩn bị thông tin đăng ký doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp, trụ sở chính của doanh nghiệp phải có địa chỉ trên lãnh thổ Việt Nam, được xác định theo địa giới đơn vị hành chính.

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp theo hướng dẫn của nhà nước bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty ( Đối với công ty Hợp Danh, Công ty TNHH, Công ty Cổ phần);
  • Danh sách thành viên ( đối với công ty Hợp Danh, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên); Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với Công ty Cổ Phần;
  • Bản sao các giấy tờ:
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty, thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi hoàn tất hồ sơ kinh doanh, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cần nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ thì giải quyết cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hoặc từ chối đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 5: Khắc con dấu của doanh nghiệp

Khắc con dấu của doanh nghiệp

Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các công ty cần thực hiện khắc con dấu để sử dụng cho các giao dịch sau này ( tuy nhiên, công ty cũng có thể thay thế con dấu bằng chữ ký)

Các công ty được tự ý lựa chọn kích thước, hình dạng, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.

Bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Đăng ký sử dụng mẫu con dấu; Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn; Lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Hoàn tất các thủ tục về thuế và báo cáo tài chính

Doanh nghiệp cần thực hiện đủ các bước kê khai, treo biển trụ sở, nộp thuế, báo cáo tài chính,…..

Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh. Đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh những ngành, nghề đó kể từ  ngày có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

Kết luận

Với thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2024 , Quang Phúc đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về những điều kiện và quá trình để thành lập một doanh nghiệp qua bài viết trên. Nếu bạn muốn tư vấn thêm về các vấn đề, các thủ tục để thành lập doanh nghiệp, bạn có thể liên hệ với dịch vụ kế toán Quảng Ngãi để biết thêm chi tiết !

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *