Song hành cùng với sự phát triển như vũ bão của thời đại, ngày càng nhiều các doanh nghiệp mọc lên. Các nhà đầu tư cần chuẩn bị rất nhiều thứ trước khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp của chính mình. Qua bài viết này, dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức bổ ích về những điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là bước tiên quyết để hình thành nên một công ty. Để có thể lựa chọn loại hình đúng, các chủ doanh nghiệp cần nắm và hiểu rõ đặc điểm của từng loại hình để có thể tối ưu hóa và có lựa chọn đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của chính mình.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Theo Luật Doanh nghiệp hiện nay, nước ta công nhận 5 loại hình doanh nghiệp:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn ( TNHH ) một thành viên: Đây là loại hình do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức ấy phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp. Trong trường hợp phát sinh là công ty muốn huy động vốn hoặc tăng số lượng thành viện thì phải tiến thành chuyển đổi lại loại hình Công ty.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: khác với Công ty TNHH một thành viên, loại hình công ty này có số lượng tối thiểu phải đăng ký là 2 người và số lượng tối đa là 50 người. Mọi vấn đề về vốn và chuyển đổi vốn của công ty đều được thực hiện dưới quy định của pháp luật.
  • Công ty cổ phần: Số lượng thành viên tối thiểu phải đăng ký là 3 và không giới hạn tối đa thành viên đăng ký. Với các lĩnh vực kinh doanh cần vốn lớn thì rất phù hợp với loại hình doanh nghiệp này bởi doanh nghiệp có quyền đăng ký phát hành cổ phiếu.
  • Công ty hợp danh: loại hình này có ít nhất 2 thành viên đăng ký làm chủ sở hữu với tư cách hợp danh. Các thành viên sẽ chịu hoàn toàn các trách nhiệm pháp lý bằng tất cả số tài sản mà mình có. Bên cạnh đó, những thành viên góp vốn chỉ cần chịu các nghĩa vụ pháp lý trong phạm vi số vốn đã góp.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Loại hình này chỉ do 1 cá nhân đăng ký làm chủ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình. Đây là loại hình mang lại mức độ rủi ro cao nhất cho doanh nghiệp.

Mời bạn xem thêm về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi

Kiểm tra quyền thành lập công ty

Kiểm tra quyền thành lập công ty

Hiện nay, nhà nước Việt Nam đã ban hành các Luật và Điều luật về những cá nhân và tổ chức không có quyền thành lập công ty chẳng hạn như: những cá nhân, tập thể làm trong cơ quan nhà nước và làm trong bộ quốc phòng, các cá nhân mất hành vi năng lực dân sự và các cá nhân đang phải chịu các hình phạt của pháp luật ( tạm giam, án treo,…).

Các chủ doanh nghiệp nên kiểm tra kỹ càng xem có đáp ứng đủ các tiêu chí của nhà nước hay không để tránh trường hợp hồ sơ đăng ký không được chấp thuận.

Kiểm tra trụ sở đặt công ty

Mỗi một doanh nghiệp cần có trụ sở của riêng mình. Các chủ doanh nghiệp cần tránh tuyệt đối việc đặt công ty ở các khu chung cư, các khu tập thể để không vi phạm pháp luật trừ trường hợp các khu đó có chức năng thương mại.

Kiểm tra ngành, nghề kinh doanh

Các chủ doanh nghiệp cần kiểm tra xem ngành, nghề kinh doanh mà mình lựa chọn thuộc loại nào trong bảng hệ thống ngành, nghề được phép kinh doanh của nhà nước. Đó có thể là ngành nghề kinh doanh bình thường, ngành nghề khuyến khích kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm kinh doanh…Chủ doanh nghiệp cần chắc chắn rằng doanh nghiệp không lựa chọn vào những ngành, nghề đã bị pháp luật nghiêm cấm như: kinh doanh mại dâm, kinh doanh ma túy, kinh doanh động vật hoang dã, kinh doanh một số khoáng chất, kinh doanh về lĩnh vực sinh sản vô tính trên con người,…

Kiểm tra tên công ty và bảo hộ sở hữu trí tuệ

Kiểm tra tên công ty và bảo hộ sở hữu trí tuệ

Tên công ty có phù hợp với quy định của pháp luật hay không là một điều hết sức quan trọng. Không chỉ vậy mà tên còn gắn liền với công ty trong suốt quá trình tồn tại và phát triển.Tên doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật:

  • Không được trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đặt trước đó.
  • Phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Không được sử dụng tên của các cơ quan nhà nước, các ban ngành hoặc các bộ trừ trường hợp được các tổ chức đó cấp phép.

Tài liệu pháp lý

Khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các tài liệu pháp lý như chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, văn bằng chuyên môn đối với những ngành nghề có yêu cầu đặc biệt.

Qua bài viết, Quang Phúc đã cung cấp những điều cần chuẩn bị khi thành lập doanh nghiệp và một số những lưu ý cần thiết khi một chủ doanh nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp của chính mình. Nếu những thông tin trên là chưa đủ hoặc bạn muốn biết thêm những thông tin khác về quá trình thành lập một doanh nghiệp thì bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi!

>>> Xem chi tiết Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *