Bảo hiểm là một trong những lĩnh vực kinh doanh hoạt động vô cùng sôi động và mạnh mẽ. Nó đem lại giá trị lợi nhuận cao đến người tiêu dùng. Do đó, lĩnh vực bảo hiểm ngày một thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hơn, có tiềm lực tham gia đầu tư. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cho bạn về những điều kiện, thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm.
Contents
Định nghĩa về môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm được hiểu như là một tổ chức trung gian giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng thân thiện, đại diện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm để họ làm việc với các doanh nghiệp bảo hiểm.
Nội dung chính về môi giới bảo hiểm
Nội dung hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm những điều sau:
- Cung cấp những thông tin chính về loại hình bảo hiểm cũng như các điều kiện, điều khoản, các loại phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm chính là người tiêu dùng
- Tư vấn chi tiết và rõ ràng cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá những rủi ro và giúp họ lựa chọn loại hình bảo hiểm thích hợp cũng như điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho người mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
- Đàm phán cũng như thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm
- Thực hiện các công việc khác có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của khách hàng hay còn gọi là bên mua bảo hiểm.
Có mấy loại môi giới bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm có 2 loại chính đó là:
- Môi giới bảo hiểm gốc: chính là tổ chức hoặc cá nhân đứng ra dàn xếp các vấn đề chính về bảo hiểm giữa khách hàng hay còn gọi là bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm
- Môi giới tái bảo hiểm: chính là người hỗ trợ giúp đỡ cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong việc bảo hiểm cho chính doanh nghiệp bảo hiểm gốc.
Mời bạn tham khảo Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi chuyên nghiệp, chính xác nhất
Điều kiện thành lập và những hoạt động chính của công ty môi giới bảo hiểm
Theo nghị định số 73/2016/NĐ-CP và nghị định 151/2018/NĐ-CP có những hướng dẫn cụ thể về điều kiện cũng như hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm để được cấp giấy phép thành lập như sau:
Tổ chức hay cá nhân đã tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền hiện có ( tức là tiền chính thống). Không được sử dụng vốn vay hay vốn ủy thác để đầu tư của tổ chức hay cá nhân khác để tham gia góp vốn. Điều đó không cho phép thành viên tham gia góp vốn.
Tổ chức tham gia góp vốn từ khoảng 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong vòng 3 năm liền kề trước 1 năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Tổ chức tham gia góp vốn để hoạt động trong ngành nghề kinh doanh được yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm điều sau: Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi vốn pháp định tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp.
Trong trường hợp tổ chức tham gia góp vốn chính là doanh nghiệp bảo hiểm hay doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại hay công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải đảm bảo việc duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính. Nếu không đáp ứng được nhu cầu tài chính thì không thể tham gia góp vốn. Hơn nữa, các tổ chức đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành thì mới được góp vốn.
Nếu tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định theo điều luật trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài phải được cơ quan có thẩm quyền của chính nước đó cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại nước Việt Nam.
- Có ít nhất khoảng 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm.
- Không vi phạm quá nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước ngoài nơi mà doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính trong thời hạn khoảng 3 năm liền kề trước 1 năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Mức vốn pháp định của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hay môi giới tái bảo hiểm có mức vốn vào khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam
Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm có mức vốn là 8 tỷ đồng Việt Nam.
Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty lĩnh vực môi giới bảo hiểm
Trình tự hiện hiện hồ sơ và thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty môi giới bảo hiểm
Hồ sơ gồm có những loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị đăng ký công ty môi giới bảo hiểm
- Điều khoản trong công ty
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông trong công ty
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (không được quá 6 tháng) còn hiệu lực của các thành viên góp vốn hay cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật
Đối với các thành viên là tổ chức cần cung cấp các giấy tờ chính sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của công ty
- Bản sao hợp lệ các loại giấy như: quyết định thành lập, giấy chứng nhận việc đăng ký doanh nghiệp và các tài liệu tương đương khác
- Giấy cử người đại diện theo ủy quyền; bản sao hợp lệ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu người đại diện theo ủy quyền của các thành viên là tổ chức.
- Bản sao ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật công ty không phải là người trực tiếp đi nộp)
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu (không được quá 6 tháng) và còn hiệu lực của người được ủy quyền nộp hồ sơ.
- Tải miễn phí hồ sơ thành lập công ty môi giới bảo hiểm.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ theo những cách sau đây:
- Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh để đăng ký thành lập công ty môi giới nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp hồ sơ online tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/ tại cổng thông tin của quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng.
Lưu ý: Nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đều áp dụng cả hai hình thức nộp hồ sơ trực tiếp và nộp qua mạng. Tuy nhiên, tại nhiều thành phố lớn ví dụ như Hà Nội hay Hồ Chí Minh đã áp dụng việc nộp hồ sơ 100% qua mạng. Chính vì thế, doanh nghiệp cần lưu ý để lựa chọn hình thức nộp hồ sơ cho phù hợp.
Bước 3: Nhận kết quả việc đăng ký hồ sơ
Từ khoảng 5 – 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và sau đó sẽ thông báo kết quả:
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho doanh nghiệp đó
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ nộp lại.
Trên đây là mọi thông tin về điều kiện, thủ tục thành lập công ty môi giới bảo hiểm. Nếu có vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ trực tiếp để được Quang Phúc tư vấn sớm nhất.
>>> Xem thêm Trình tự thủ tục mở đại lý bán hàng mới nhất 2022 mới nhất