Luật khoa học và công nghệ cùng các văn bản hướng dẫn về những quy định và điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm: điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức, nhân lực khoa học và công nghệ. Cụ thể như thế nào thì bài viết này sẽ nêu lại những điều kiện và thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ ( cập nhật mới nhất)

Contents

Định nghĩa về tổ chức khoa học công nghệ

Theo như luật khoa học và công nghệ thì tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là việc nghiên cứu khoa học, nghiên cứu để triển khai và phát triển công nghệ mới. Và mọi hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy chế của pháp luật.

Điều kiện và hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ

1. Đơn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ

Đơn đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ theo Mẫu 5 tại Phụ lục ban hành và kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN.

2.  Quyết định thành lập tổ chức

Tổ chức khoa học công nghệ phải nộp bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định thành lập của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền thành lập theo quy định tại Điều 12 Luật khoa học và công nghệ (trừ những trường hợp tổ chức do cá nhân thành lập).

 Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ công lập được thành lập khi:

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định việc thành lập tổ chức khoa học công nghệ công lập sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan hay tổ chức thẩm định việc thành lập theo quy định tại nghị định số 55/2012/NĐ-CP cùng với nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Quyết định thành lập tổ chức

 Trường hợp tổ chức khoa học công nghệ được thành lập dưới hình thức góp vốn hợp tác của các cơ quan, tổ chức, cá nhân:

Trường hợp này tổ chức phải có quyết định thành lập của hai bên. Một bên là cơ quan, tổ chức theo ủy quyền của các bên góp vốn hợp tác còn lại.

Trường hợp tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân tự thành lập:

Trường hợp do cá nhân thành lập thì phải có biên bản họp có chữ ký của những người sáng lập tổ chức. Mọi người trong tổ chức thống nhất các nội dung chính liên quan đến điều lệ tổ chức và hoạt động, các chức danh lãnh đạo hay quản lý và các nội dung khác.

 Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài:

Cơ quan, tổ chức hay cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ mà có vốn nước ngoài sau khi được Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ quyết định việc cho phép thành lập và phê duyệt điều lệ.

Mời bạn tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi của Quang Phúc

3. Điều lệ tổ chức và hoạt động

Điều lệ của tổ chức khoa học công nghệ bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 nghị định số 08/2014/NĐ-CP.

Điều lệ của tổ chức khoa học công nghệ được các cơ quan, tổ chức thành lập phê duyệt. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu quy định trong điều lệ nhất định phải phù hợp với ngành, nghề và lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức chủ quản đó. Việc sửa đổi hay bổ sung điều lệ do cơ quan, tổ chức phê duyệt điều lệ quyết định hoặc được quy định trong điều lệ.

Đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập về việc tổ chức, quy chế tổ chức và hoạt động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có thể thay thế cho điều lệ của tổ chức. Điều lệ của tổ chức khoa học  công nghệ được thành lập dưới hình thức góp vốn hợp tác phải có chữ ký của các đơn vị góp vốn hợp tác. Hơn nữa sẽ được một bên là cơ quan, tổ chức phê duyệt theo ủy quyền của các bên góp vốn hợp tác còn lại.

Điều lệ tổ chức và hoạt động

Điều lệ của tổ chức khoa học công nghệ do cá nhân thành lập theo Mẫu 7 tại Phụ lục ban hành và kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BKHCN.

Điều lệ này phải có chữ ký của cá nhân hoặc các cá nhân thành lập tổ chức và được cơ quan cấp giấy chứng nhận thẩm định trước khi cấp có hiệu lực kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận. Lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học công nghệ do chính cá nhân thành lập theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tên của tổ chức bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và văn bản được  hướng dẫn cụ thể như sau:

  • Tên đầy đủ được viết bằng tiếng Việt: bao gồm hình thức của tổ chức (viện, trung tâm…) và tên riêng của tổ chức. Phần tên riêng của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động khoa học công nghệ.
  • Tổ chức khoa học công nghệ phải tự chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và đặt tên của tổ chức mình, bao gồm tên đầy đủ bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt.

 Vốn điều lệ:

  • Đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập, vốn điều lệ sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khi thành lập.
  • Đối với tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài thì vốn điều lệ sẽ do tổ chức, cá nhân thành lập quyết định. Trong đó, vốn bằng tiền tại thời điểm đăng ký thành lập tổ chức phải bảo đảm đủ kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức ít nhất trong vòng 01 năm.
  • Đối với tổ chức khoa học công nghệ có vốn nước ngoài thì tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài phải chiếm ít nhất 10% vốn điều lệ của tổ chức.

4. Nhân lực của tổ chức khoa học công nghệ

Điều kiện về nhân lực

  • Tổ chức khoa học công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện thì phải có ít nhất một người có trình độ tiến sĩ hoặc thạc sĩ phù hợp với lĩnh vực chủ yếu để xin đăng ký hoạt động và làm việc theo chế độ chính thức.
  • Cán bộ, công chức và viên chức khi tham gia hoạt động trong các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập và có vốn nước ngoài thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Nhân lực của tổ chức khoa học công nghệ

5. Trụ sở chính

Trụ sở chính của tổ chức chính là nơi làm việc riêng biệt để giao dịch, liên lạc cũng như thảo luận và được đặt trong lãnh thổ Việt Nam. Trụ sở chính phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã hay  phường, số điện thoại.

Thủ tục để thành lập tổ chức khoa học công nghệ

Tổ chức khoa học công nghệ được phân loại và hoạt động theo nhiều hình thức khác nhau nhưng thường được phân thành 3 loại sau:

Theo chức năng hoạt động bao gồm: tổ chức nghiên cứu cơ bản, tổ chức nghiên cứu ứng dụng và tổ chức dịch vụ khoa học công nghệ

Theo thẩm quyền thành lập bao gồm: tổ chức khoa học và công nghệ thuộc thẩm quyền Quốc hội hay tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ…;

Theo hình thức sở hữu bao gồm có: tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ ngoài công lập và tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài.

Bộ hồ sơ đăng ký tổ chức khoa học công nghệ được quy định chung như sau:

  • Bảng danh sách nhân lực
  • Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức
  • Hồ sơ pháp lý về trụ sở chính của tổ chức
  • Hồ sơ pháp lý của người đứng đầu tổ chức
  • Đơn đăng ký hoạt động khoa học công nghệ để thành lập tổ chức
  • Bảng kê khai cơ sở vật chất kỹ thuật để thành lập tổ chức khoa học công nghệ.

Trên đây là thông tin về điều kiện và thủ tục thành lập tổ chức khoa học công nghệ được cập nhật mới nhất. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ trực tiếp với Quang Phúc để được tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm Trình tự thủ tục mở đại lý bán hàng mới nhất 2022

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *