Ngành xuất nhập khẩu là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và có điều kiện. Vì vậy, để thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần thực hiện các thủ tục và điều kiện gì? Dịch vụ Doanh nghiệp AZ Quang Phúc thông qua bài viết này xin chia sẻ những thông tin pháp lý hữu ích về Thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2023 để giúp cho các bạn định hướng khởi nghiệp thuận lợi hơn!
Contents
- 1 Ngành xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh như thế nào?
- 2 Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
- 3 Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
- 3.1 Về loại hình công ty
- 3.2 Về chủ thể thành lập doanh nghiệp
- 3.3 Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
- 3.4 Về tên công ty xuất nhập khẩu
- 3.5 Về địa chỉ trụ sở công ty xuất nhập khẩu
- 3.6 Về mã ngành nghề xuất nhập khẩu
- 3.7 Về vốn điều lệ công ty xuất nhập khẩu
- 3.8 Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu
- 4 AZ Quang Phúc – dịch vụ tư vấn thành lập thành lập công ty xuất nhập khẩu 2023 chất lượng!
Ngành xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh như thế nào?
Xuất nhập khẩu là hoạt động mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá. Ngành xuất nhập khẩu được coi là ngành kinh doanh mũi nhọn và đóng vai trò quan trọng trong quá trình lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và đặc biệt là thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Do đó, tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 nêu rõ: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu” là quyền của doanh nghiệp và xuất nhập khẩu không có mã ngành kinh doanh cụ thể mà được đăng ký theo các mã ngành quy định trong Luật.
Thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, muốn thành lập công ty xuất nhập khẩu cần hoàn thành các thủ tục sau:
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty xuất nhập khẩu
Căn cứ Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị thành lập công ty xuất nhập khẩu;
- Điều lệ công ty xuất nhập khẩu;
- Danh sách thành viên góp vốn (đối với trường hợp là công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với trường hợp là công ty cổ phần);
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu công ty, các thành viên/cổ đông góp vốn và người đại diện theo pháp luật (bản sao công chứng);
- Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với thành viên góp vốn/chủ sở hữu là tổ chức (bản sao công chứng);
- Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền;
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ, kèm bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu (nếu có).
Quy trình thành lập công ty xuất nhập khẩu
- Bước 1, chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu (theo liệt kê trên).
- Bước 2, Nộp hồ sơ thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương: có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp online trên website của Cổng thông tin quốc gia. Thời hạn giải quyết hồ sơ từ 3 đến 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
- Bước 3, Nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương.
Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến nhận trực tiếp Phòng ĐKKD- Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn thực hiện nộp lại.
- Bước, Công bố nội dung đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp phải đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy CN ĐKDN theo quy định.
- Bước 5, Hoàn tất các thủ tục sau khi thành lập công ty xuất nhập khẩu.
Thực hiện khắc con dấu công ty, treo biển hiệu công ty, mua chữ ký số điện tử để đăng ký tài khoản thuế điện tử, kê khai nộp thuế điện tử, kê khai hải quan điện tử, kê khai BHXH điện tử…Đồng thời, mở tài khoản ngân hàng và thông báo số tài khoản ngân hàng với Cơ quan thuế, nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Bên cạnh đó, thực hiện phát hành hóa đơn điện tử nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất hóa đơn, góp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Đăng ký kinh doanh vàh oàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ đối với những ngành nghề yêu cầu.
>>> Tham khảo Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023
Điều kiện thành lập công ty xuất nhập khẩu
Về loại hình công ty
Tùy thuộc vào số lượng thành viên góp vốn thành lập công ty, bạn có thể lựa chọn các loại hình công ty sau như công ty TNHH 1 thành viên; DNTN; công ty TNHH 2 thành viên trở lên; công ty hợp danh, hay công ty cổ phần…
Về chủ thể thành lập doanh nghiệp
Thành viên, cổ đông góp vốn thành lập công ty xuất nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân/cá nhân từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
Về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài.
- Không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp.
- Không bắt buộc phải là thành viên góp vốn trong công ty.
Về tên công ty xuất nhập khẩu
Tên công ty xuất nhập khẩu phải đáp ứng các kiện quy định tại Điều 37, Điều 38 và Điều 39 Luật Doanh nghiệp, yêu cầu tên bằng tiếng Việt, không trùng hoặcgây nhầm lẫn với các công ty đã đăng ký trước đó, không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, và không sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Về địa chỉ trụ sở công ty xuất nhập khẩu
Địa chỉ công ty xuất nhập khẩu phải rõ ràng từ số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Về mã ngành nghề xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp cần đăng ký đúng và đủ những ngành nghề liên quan đến xuất nhập khẩu và những hàng hóa doanh nghiệp dự định xuất nhập khẩu.
Về vốn điều lệ công ty xuất nhập khẩu
Đối với công ty xuất nhập khẩu, trước khi đăng ký vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Điều kiện kinh doanh ngành nghề xuất nhập khẩu
Đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu không cần điều kiện về vốn pháp định hay giấy phép con. Tuy nhiên, để được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu một loại hàng hóa cụ thể, doanh nghiệp cần phải đảm bảo đăng ký đầy đủ những ngành nghề liên quan đến mặt hàng cần xuất, nhập khẩu.
Đồng thời, cần hàng hóa dự định xuất nhập khẩu phải thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Hàng hóa phải có giấy phép, phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan…
Doanh nghiệp không được xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 69/2018/NĐ-CP.
AZ Quang Phúc – dịch vụ tư vấn thành lập thành lập công ty xuất nhập khẩu 2023 chất lượng!
AZ Quang Phúc thực hiện dịch vụ đúng quy định, nhanh chóng và hiệu quả, chính xác nhất về các quy định trong Luật. Đến với Quang Phúc, quý khách hàng sẽ vô cùng yên tâm với đội ngũ chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, biết tìm tòi, vận dụng các kiến thức mới áp dụng vào lĩnh vực công tác phục vụ khách hàng một cách chu đáo nhất.
AZ Quang Phúc tổ chức thực hiện tư vấn, soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập công ty xuất nhập khẩu 2023 một cách nhanh chóng và đúng quy định.
>>> Xem thêm Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh trang thiết bị y tế 2023