Kế toán là một trong những thành phần không thể thiếu trong mỗi một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động thì phải thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế. Vậy thuế TNDN là gì? Nó được tính như thế nào? Bài viết sau đây của Dịch vụ kế toán Quang Phúc sẽ hướng dẫn cách hạch toán và tính thuế TNDN mới nhất 2022.
Contents
- 1 Tìm hiểu về thuế TNDN mới nhất năm 2022
- 2 Tầm quan trọng của nộp thuế TNCN
- 3 Cách tính thuế TNDN mới nhất năm 2022
- 3.1 Công thức theo thông tư Nhà nước
- 3.2 Các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- 3.2.1 Bước 1: tập hợp các khoản doanh thu và chi phí để xác định thu nhập phải chịu thuế
- 3.2.2 Bước 2: xác định các thu nhập phải chịu thuế và các thu nhập không chịu thuế
- 3.2.3 Bước 3: xác định các khoản được trích lập quỹ (nếu có)
- 3.2.4 Bước 4: xác định các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp
- 3.2.5 Bước 5: xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trừ
- 3.2.6 Bước 6: xác định số thuế TNDN phải nộp sau khi giảm
- 3.3 Ví dụ cụ thể về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
- 4 Dịch vụ kế toán thuế Quang Phúc địa chỉ uy tín để bạn lựa chọn
Tìm hiểu về thuế TNDN mới nhất năm 2022
Thuế TNDN là gì?
Thuế TNDN là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp lên các khoản thu nhập của doanh nghiệp phải chịu thuế. Nó bao gồm các khoản sau: thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng phải nộp thuế TNDN
Các đối tượng cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNDN là các đơn vị, tổ chức, kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Các đối tượng cụ thể gồm có:
- Các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật Việt Nam phải nộp thuế trên khoản thu nhập từ việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa của mình phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ riêng trên lãnh thổ Việt Nam
- Doanh nghiệp nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải nộp thuế trên khoản thu nhập từ việc sản xuất, kinh doanh hàng hóa của mình phát sinh ở bất cứ đâu, không chỉ riêng trên lãnh thổ Việt Nam
- Các tổ chức, cơ sở được thành lập theo Luật hợp tác xã
- Các đơn vị sự nghiệp được thành lập theo Pháp luật Việt Nam
- Những tổ chức, cơ sở khác đang kinh doanh và có thu nhập
Các kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thông thường kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài được quy định
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế suất thuế TNDN hiện nay được áp dụng là 20% cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tổng thu nhập không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.
Thuế suất thuế TNDN đối với các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu mỏ và các tài nguyên quý khác là 32%-50%.
https://dichvuketoanquangngai.com/dich-vu-ke-toan-tron-goi-tai-quang-ngai/
Tầm quan trọng của nộp thuế TNCN
Việc các cơ sở, doanh nghiệp nộp thuế TNDN cho nhà nước có vai trò rất quan trọng với nhà nước và xã hội. Thuế TNDN nghiệp là khoản thu lớn của nhà nước, nó phản ánh tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Nó cung cấp các căn cứ xây dựng cái nhìn tổng quát và các khoản thu nhập sẽ phát sinh của doanh nghiệp trên thị trường.
Bên canh đó thuế TNDN tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, phù hợp với các chủ trương của Nhà nước ngày nay
Cách tính thuế TNDN mới nhất năm 2022
Công thức theo thông tư Nhà nước
Theo Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ tài chính, công thức tính thuế TNDN như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN)x Thuế suất thuế TNDN
* Phần trích lập quỹ KH&CN: được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
Nếu doanh nghiệp không có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì công thức tính thuế TNDN là:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Từ ngày 01/01/2016, các doanh nghiệp đang áp dụng mức thuế suất 20% và 22% đều phải chuyển sang 20%.
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế +
Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Trong đó:Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định là chênh lệch âm của thu nhập tính thuế, không bao gồm các khoản lỗ đã kết chuyển từ năm trước. Sau khi doanh nghiệp quyết toán thuế bị lỗ cả năm thì cần chuyển liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế các năm sau đó không quá 5 năm kể từ khi phát sinh lỗ.
Các bước tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Bước 1: tập hợp các khoản doanh thu và chi phí để xác định thu nhập phải chịu thuế
Các số liệu để tổng hợp được lấy từ các chứng từ, sổ sách kế toán
- Về phần tập hợp doanh thu có :
Kết chuyển doanh thu: Nợ 511- Có 911
Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911
Kết chuyển các thu nhập khác: Nợ 711– Có 911
- Về phần tập hợp chi phí có các khoản sau:
Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911- Có 632
Kết chuyển chi phí tài chính : Nợ 911- Có 635
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – Có 642
Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911- Có 6421
Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911- Có 811
Tiếp theo chúng ta lấy: Doanh thu – Chi phí
Nếu kết quả < 0 thì doanh nghiệp không cần nộp thuế
Nếu kết quả > 0 thì doanh nghiệp phải nộp thuế
Bước 2: xác định các thu nhập phải chịu thuế và các thu nhập không chịu thuế
*Các thu nhập bắt buộc phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu được từ việc hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác, bao gồm các khoản:
- Thu nhập từ việc chuyển giao vốn, chuyển nhượng bất động sản
- Thu nhập từ quyền sở hữu sử dụng tài sản hay cho thuê tài sản
- Thu nhập từ tiền lãi ngân hàng, lãi cho vay, bán các khoản ngoại tệ, khoảng dự phòng
- Các khoản nợ khó đòi đã đòi được, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ
- Các khoản thu nhập có được từ các năm trước
*Các thu nhập không chịu thuế TNDN
Dưới đây là các trường hợp được miễn đóng thuế TNDN
- Thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
- Thu nhập từ việc thực hiện các nghiên cứu khoa học và công nghệ
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh có số lao động chiếm 30% trở lên là người khuyết tật, người sau cai, người nhiễm HIV
- Thu nhập từ hoạt động dạy nghề cho các đối tượng người dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV, người sau cai và các tệ nạn khác
- Thu nhập từ việc góp vốn, mua cổ phần với các công ty liên doanh với doanh nghiệp trong nước
- Thu nhập từ việc tài trợ cho các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa,…
- Thu nhập từ việc hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong mảng tín dụng đầu tư, xuất khẩu, tín dụng cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn…
- Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ trong những lĩnh vực ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân tại các lĩnh vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn
Cùng tìm hiểu 6 lý do cần thuê dịch vụ kế toán thuế cho doanh nghiệp
Bước 3: xác định các khoản được trích lập quỹ (nếu có)
Bước 4: xác định các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính phải nộp
Bước 5: xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trừ
Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trừ áp dụng cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2022 dưới 200 tỷ và doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2022 giảm so với doanh thu trong kỳ tính thuế năm 2019
Số tiền thuế TNDN được giảm = Số thuế TNDN phải nộp X 30%.
Bước 6: xác định số thuế TNDN phải nộp sau khi giảm
Số thuế TNDN còn phải nộp = Số thuế TNDN phải nộp (bước 4) – Số thuế TNDN được giảm (Bước 5)
Ví dụ cụ thể về cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Một doanh nghiệp sản xuất trong năm tính thuế TNDN năm 2016 có tình hình sau: (đơn vị tính: triệu đồng)
Doanh thu tính thu nhập chịu thuế: 100.000
Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai phân bổ tương ứng với doanh thu tiêu thụ 78.000, trong đó:
- Chi mua xe ô tô đưa đón công nhân: 500
- Chi phí tiền lương theo hợp đồng 20.000, trong đó tiền lương hết hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế thực tế chưa chi: 5.000
- Chi ủng hộ địa phương xây dựng đường giao thông: 200
- Chi ủng hộ học bổng cho sinh viên một trường đại học: 100
- Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 300
- Chi phí quảng cáo, hội họp, tiếp khác: 8.000
- Các khoản chi còn lại được trừ theo quy định của pháp luật
Lãi tiền gửi ngân hàng: 300
Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 200
Yêu cầu: Xác định thuế TNDN doanh nghiệp phải nộp trong năm tính thuế.
Biết rằng: Doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ; thuế suất thuế TNDN 20%, không được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN. Doanh nghiệp trích lập dự phòng tiền lương mức tối đa theo quy định và không phát sinh chi phí lãi vay sản xuất kinh
Cách giải:
Doanh thu tính thuế: 100.000
Chi phí không được trừ:
Chi mua xe: 500
Tiền lương còn nợ chưa chi: 20.000 – (15.000 + 15.000 × 17%) = 2450
Chi ủng hộ địa phương: 200
Chi phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 300
=> Tổng chi phí không được trừ: 500+ 2450 + 200 + 300=3450
=> Chi phí được trừ: 78.000 – 3450= 74.550
Thu nhập khác
Lãi tiền gửi ngân hàng: 300
CL thu phạt – chi phạt = 200 – 300 = -100
=> Tổng thu nhập khác: 300 + (-100) = 200
=> Tổng TNCT: (100.000 – 74.550) + 200 = 25.650
Thu nhập miễn thuế 0
Lỗ kết chuyển 0
=> TNTT = TNCT= 25.650
Công ty không trích lập quỹ KHCN
=> Thuế TNDN phải nộp là: 25.650 × 20%= 5130
Dịch vụ kế toán thuế Quang Phúc địa chỉ uy tín để bạn lựa chọn
Quang Phúc là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến kế toán như thành lập doanh nghiệp, quyết toán thuế,… Chúng tôi đã hoạt động nhiều năm trong ngành nên có rất nhiều kinh nghiêm và được rất nhiều khách hàng lựa chọn.
Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, lành nghề được công ty chúng tôi tuyển chọn khắt khe nên trình độ và am hiểu nhiều luật trong ngành thuế do đó chúng tôi sẽ giải đáp kiệu thời các vấn đề, các thắc mắc của khách hàng. Bên cạnh đó chúng tôi còn giải quyết các hồ sơ pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất
Các dịch vụ chúng tôi mang đến cho khách hàng đều có giá cả cạnh tranh nhất thị trường do đó quý khách không cần lo lắng về giá cả khi sử dụng các dịch vụ bên công ty chúng tôi
>>>Tham khảo Top 5 công ty dịch vụ kế toán hàng đầu tại Quảng Ngãi
Quang Phúc cam kết sẽ mang đến sự hài lòng tuyệt đối nhất cho các khách hàng. Nếu bạn đang cần đơn vị hướng dẫn cách hạch toán và tính thuế TNDN mới nhất 2022 thì hãy liên hệ với chúng tôi ngay.