Vốn điều lệ và vốn pháp định là 2 khái niệm hết sức quen thuộc đối với các doanh nghiệp, khi thành lập doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức đều phải quan tâm, cùng đầu tư và góp vốn. Hai loại vốn này thường được ghi và hiển thị trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn có nhiều người vẫn không biết cách phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cũng như giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về bản chất của 2 loại vốn này.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì?

Theo quy định tại khoản 34, điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020 thì “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần’’

Vốn điều lệ xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong công ty.

Như vậy, vốn điều lệ là tổng giá trị mà các thành viên hoặc cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Vốn pháp định là gì?

Theo quy định tại khoản 7 điều 4 luật doanh nghiệp 2005 thì: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”

Việc quy định về vốn pháp định là việc làm cần thiết trong quản lý doanh nghiệp, nhằm hạn chế những rủi ro và đảm bảo trách nhiệm tài sản của doanh nghiệp trước đối tác và chủ nợ.

Như vậy, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định. Vốn pháp định dựa vào ngành nghề kinh doanh, hay nói cách khác tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Để hiểu rõ hơn về 2 loại vốn này, dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ giúp mọi người phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định.

Sự khác nhau Vốn điều lệ Vốn pháp định
Quy định về mức vốn Doanh nghiệp tự đưa ra mức vốn điều lệ, không quy định mức vốn góp tối thiểu cũng như tối đa. Tuy nhiên, không được nhỏ hơn vốn pháp định với các ngành nghề có điều kiện tương ứng. Quy định tối thiểu với từng ngành nghề.
Thời hạn góp vốn Kể từ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp có thời hạn 90 ngày. Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Văn bản quy định Trong điều lệ công ty, ghi rõ số vốn góp của các thành viên. Trong các văn bản chuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật do Cơ quan có thẩm quyền ấn định.
Phạm vi áp dụng Các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm góp vốn như đã cam kết/đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, với từng loại hình doanh nghiệp. Tùy vào ngành, nghề khác nhau mà tương ứng với nó là mức vốn pháp định khác nhau.
Thay đổi vốn góp Có thể thay đổi trong quá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty phải thực hiện điều chỉnh số vốn điều lệ đã đăng ký với Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đăng ký hoạt động.

Mang tính cố định đối với ngành, nghề nhất định.

Quang Phúc đã cung cấp đến bạn các thông tin để phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn vẫn còn thắc mắc về các vấn đề trên.

Mời bạn tham khảo thêm về Dịch vụ mở công ty Quảng Ngãi chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác được nhiều doanh nghiệp tin tưởng

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *