Pháp luật Việt Nam đã và đang được cải thiện nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập doanh nghiệp. Các cá nhân, tổ chức có quyền tự thành lập và quản lý doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng được góp vốn thành lập doanh nghiệp. AZ Quang Phúc sẽ chỉ ra đối tượng nào không được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp qua bài viết sau.

Đối tượng nào không được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Đối tượng nào không được góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Luật Doanh nghiệp cũng có những quy định hạn chế quyền thành lập, quản lí, cũng như góp vốn của một số đối tượng sau:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù
  • Người đang chịu xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc
  • Người đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án

>>> Xem thêm các Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2023

Tại sao các đối tượng này lại bị cấm góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Tại sao các đối tượng này lại bị cấm góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Người trong cơ quan nhà nước

Cơ quan Nhà nước mang quyền lực nhà nước và hoạt động được nhờ có nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp. Không cho phép cơ quan nhà nước thành lập doanh nghiệp riêng nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực; phòng tránh tham ô tiền ngân sách, tiền thuế của dân.

Nếu như các cơ quan, đơn vị này dùng nguồn ngân sách đó đi thành lập doanh nghiệp mới để thu lợi; nguồn vốn nhà nước sử dụng không được hiệu quả và sẽ gây thất thoát, lạm dụng ngân sách.

Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,… thuộc nhóm người có chức vụ quyền hạn đang nắm giữ những trọng trách, nhiệm vụ trong bộ máy Nhà nước.

Nếu họ tham gia các hoạt động kinh doanh, dễ gây ra tư lợi cá nhân, xao nhãng nhiệm vụ, thậm chí là vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Người chưa đủ tuổi thành niên, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Những người này sẽ không làm chủ được hành vi cũng như đại diện cho doanh nghiệp trước pháp luật. Khi xảy ra tranh chấp hay nợ nần họ sẽ không đứng ra giải quyết được vì không đủ năng lực.

Người đang chịu hình phạt pháp luật

Đối với người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ có khả năng họ bị tuyên án phạt tù. Họ sẽ bị hạn chế hoặc cấm tuyệt một số quyền như: quyền tự do đi lại,… Do đó không có điều kiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ.

Vì vậy nếu tham gia thành lập sẽ dẫn tới nguy cơ hoạt động của Doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo; và khi xảy ra tranh chấp hay nợ nần họ sẽ không đứng ra giải quyết được.

AZ Quang Phúc đã cung cấp đối tượng nào không được phép góp vốn thành lập doanh nghiệp. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc thành lập doanh nghiệp.

>>> Tham khảo thủ tục và điều kiện thành lập doanh nghiệp xuất nhập khẩu 2023

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *