Các thông tin trong giấy phép kinh doanh luôn cần sự hỗ trợ cẩn thận từ những dịch vụ có chuyên môn cao. Nhằm giúp khách hàng có thể làm đúng quy trình, kịp tiến độ và đảm bảo quyền lợi cho bản bản thân. Thực tế hiện nay, nhiều khách hàng cần thay đổi giấy phép kinh doanh nhưng lại không biết tìm đến đâu để nhận sự tư vấn tốt nhất. Dưới đây là 10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua.
Contents
- 1 1. Đổi tên doanh nghiệp hay trụ sở chính doanh nghiệp
- 2 2. Một trong 10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh được quan tâm nhất là thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng được không?
- 3 4. Thay đổi ngành nghề kinh doanh
- 4 5. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- 5 6. Thay đổi thành viên công ty/cổ đông công ty
- 6 7. Thay đổi loại hình công ty
- 7 8. Thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
- 8 9. Thay đổi nội dung phải khắc lại con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
- 9 10. Dịch vụ tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh
1. Đổi tên doanh nghiệp hay trụ sở chính doanh nghiệp
Thay đổi tên doanh nghiệp hay trụ sở chính doanh nghiệp dẫn đến thay đổi các thông tin trên con dấu, hóa đơn, chứng từ,… Vì vậy, sau khi thay đổi tên hay trụ sở cần phải lưu ý các điều sau:
- Đối với con dấu: Doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục khắc lại con dấu của doanh nghiệp để tiếp tục sử dụng thay thế cho con dấu cũ.
- Đối với hóa đơn: Trên hóa đơn sẽ có thông tin về tên và trụ sở của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thay đổi thông tin về tên thì sẽ dẫn đến việc thay đổi mẫu hóa đơn. Đối với những hóa đơn cũ, công ty đóng dấu mới vào bên cạnh tiêu thức tên đã in sẵn. Đồng thời, doanh nghiệp gửi thông báo điều chỉnh thông tin hóa đơn lên cơ quan thuế (theo khoản 1 mục IV Công văn số 2010/TCT-TVQT hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư số 39/2014/TT-BTC). Nếu doanh nghiệp không muốn tiếp tục dùng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng thì thực hiện hủy các số hóa đơn chưa sử dụng và thực hiện thông báo phát hành hóa đơn mới theo quy định.
- Bên cạnh đó, việc thay đổi tên hay trụ sở công ty sẽ dẫn đến việc thay đổi thông tin trên các chứng từ, tài liệu. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần cập nhật lại những thông tin thay đổi trên: biển hiệu công ty, website công ty, trên các giấy phép con của doanh nghiệp nếu có; cập nhật thông tin thay đổi với các cơ quan: thuế, bảo hiểm, chữ ký số, đối tác,….
2. Một trong 10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh được quan tâm nhất là thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng được không?
Hồ sơ đăng ký
Theo quy định mới của Luật, hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh sẽ được nộp qua 02 bước sau:
(i) Nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
(ii) Nộp hồ sơ trực tiếp (hồ sơ giấy) tới cơ quan đăng ký sau khi được chấp thuận hồ sơ trực tuyến.
Vì thế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thoải mái nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng theo sự tư vấn của đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm tránh việc mất quá nhiều thời gian và sai sót.
Khi thay đổi, tăng giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2014 các doanh nghiệp được giảm vốn khi đáp ứng điều kiện và chỉ được giảm theo tỷ lệ phần trăm đang sở hữu. Ngoài ra, các doanh nghiệp được phép tăng vốn theo nhu cầu và phải thông báo thay đổi Đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày góp vốn.
Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần dựa vào cả yếu tố ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Bởi điều này liên quan đến mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu mức vốn tối thiểu. Ngoài ra, khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp lưu ý thủ tục góp vốn bằng chuyển khoản nếu thành viên, cổ đông công ty là pháp nhân, đối với cá nhân nếu có thể thực hiện góp vốn qua tài khoản càng tốt nhưng không bắt buộc.
Đặc biệt lưu ý tính chịu trách nhiệm của chủ sở hữu vốn góp, mức thuế môn bài. Trong trường hợp việc tăng mức vốn điều lệ làm tăng nghĩa vụ thuế môn bài của doanh nghiệp thì năm kế tiếp doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài theo mức vốn mới.
Mức thuế môn bài áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp cả Việt Nam và có vốn nước ngoài như sau: Mức thuế môn bài thấp nhất là 2.000.000 đồng/năm áp dụng nếu doanh nghiệp đăng ký mức vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên nộp thuế môn bài là 3.000.0000 đồng/năm.
4. Thay đổi ngành nghề kinh doanh
Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, đối với những ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì doanh nghiệp tiến hành kinh doanh ngành nghề mới và chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Riêng đối với ngành nghề có điều kiện thì sau khi thay đổi ngành nghề, doanh nghiệp cần lưu ý:
- Đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn phải đảm bảo số lượng chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
- Các ngành nghề đăng ký kinh doanh mới có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Ví dụ như: Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải, kinh doanh phòng khám chữa bệnh, kinh doanh lữ hành, kinh doanh sàn giao dịch bất động sản….
5. Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, khi thay đổi người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp cần phải thông báo về việc thay đổi với các đối tác, bạn hàng hoặc cơ quan nhà nước. Đối với tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp thì cần phải tiến hành các thủ tục đăng ký thông tin chủ tài khoản tại ngân hàng. Một số trường hợp doanh nghiệp phải đổi các giấy phép con có thông tin của người đại diện như: Giấy phép phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự, Giấy phép kinh doanh lữ hành,…..
6. Thay đổi thành viên công ty/cổ đông công ty
10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh chắc chắn không thể thiếu vấn đề này, đối với trường hợp thay đổi thành viên công ty, cổ đông công ty do chuyển nhượng thì doanh nghiệp cần lưu ý đến các thủ tục kê khai thuế thu nhập cá nhân phát sinh theo hợp đồng chuyển nhượng, kể cả trong các trường hợp chuyển nhượng không phát sinh thu nhập chịu thuế (chuyển nhượng ngang giá hoặc chuyển nhượng lỗ) (theo Thông tư 156/2013/TT-BTC). Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc bổ sung, cập nhật thông tin của các thành viên/cổ đông mới trong Danh sách thành viên/ Danh sách cổ đông công ty.
7. Thay đổi loại hình công ty
Sau khi được cấp lại giấy phép kinh doanh mới, bạn phải tiến hành khắc và công bố mẫu dấu mới (nếu thông tin thay đổi ảnh hưởng đến nội dung trên con dấu cũ). Đồng thời, làm thông báo việc thay đổi loại hình doanh nghiệp đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
Việc thay đổi loại hình công ty trong vài trường hợp sẽ ảnh hưởng đến tên công ty, do đó doanh nghiệp có thể thực hiện đồng thời thay đổi các nội dung như: tên công ty, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh… mà không cần nộp hồ sơ nhiều lần (trừ thay đổi người đại diện pháp luật).
Đối với việc chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH hai thành viên sang TNHH một thành viên, chi phí lương của giám đốc không được hạch toán vào chi phí hoạt động doanh nghiệp.
Mời bạn tham khảo về dịch vụ đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh Quảng Ngãi chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất
8. Thay đổi các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp
Chứng minh thư nhân dân của các cổ đông, thành viên nếu hết hạn phải đổi lại mới có thể thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Địa chỉ trụ sở thay đổi do thay đổi địa giới hành chính phải thay đổi lại trong hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh. Nhà chung cư, nhà tập thể không được dung làm trụ sở khi đăng ký thành lập, thay đổi trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, địa chỉ của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty.
Khi thay đổi chuyển nhượng vốn nên ưu tiên thực hiện chuyển khoản qua tài khoản số vốn chuyển nhượng (đối với cá nhân) và bắt buộc thực hiện chuyển khoản (đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp) . Sau khi chuyển nhượng vốn bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng vốn. Đối với công ty cổ phần khi các bên chuyển nhượng ngang giá vẫn phải nộp thuế là 0,1% giá trị chuyển nhượng.
Khi thay đổi trụ sở công ty, địa chỉ văn phòng đại diện, chi nhánh công ty doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại quận cũ trước khi tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Khi doanh nghiệp thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH thành cổ phẩn và ngược lại thì mã số doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên.
Các thông tin về cổ đông/ thành viên; thông tin chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;…. Nếu có sự thay đổi cần trao đổi cụ thể với Quang Phúc để được tư vấn chi tiết hơn và có các lưu ý đặc biệt.
9. Thay đổi nội dung phải khắc lại con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Một trong 10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Doanh nghiệp không phải hủy con dấu cũ vì theo quy định mới doanh nghiệp có quyền quyết định về số lượng và hình thức, nội dung dấu pháp nhân của đơn vị mình. Tuy nhiên, sau khi khắc dấu pháp nhân với đơn vị khắc dấu doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký mẫu dấu và công bố mẫu dấu lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Do đó, từ ngày 01/07/2015 doanh nghiệp không còn có giấy chứng nhận mẫu dấu do cơ quan công an cấp như trước đây nữa thay vào đó là văn bản Công bố mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.
10. Dịch vụ tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh
Các công việc của dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh
Quang Phúc sẽ thực hiện các công việc sau đây trong quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh cho khách hàng.
- Tư vấn quy trình, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh xuyên suốt, từ khi bắt đầu đến lúc hoàn nhận được giấy đăng ký doanh nghiệp mới
- Tư vấn về nội dung khách hàng dự định thay đổi và đưa ra ý kiến chuyên môn để mang lại lợi ích, hạn chế rủi ro với nội dung khách hàng thay đổi
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cho nội dung thay đổi
- Soạn thảo hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh và gửi cho khách hàng tham khảo. Hướng dẫn khách hàng ký và đóng dấu
- Trực tiếp nộp hồ sơ thay đổi tại Sở kế hoạch đầu tư
- Theo dõi hồ sơ, bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên
- Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi và chuyển cho khách hàng
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan sau khi thay đổi đăng ký kinh doanh
Những điều cần biết để hạn chế rủi ro
Để hạn chế những vấn đề pháp lý xảy ra đối với công ty, thì ngay từ khi mới thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần thuê một đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp về luật để có thể tư vấn kịp thời đầy đủ cho doanh nghiệp. Dịch vụ Kế Toán Quảng Ngãi chúng tôi cam kết cung cấp cho quý khách hàng những thông tin chính xác nhất về luật doanh nghiệp, thuế, kế toán…hiện hành. Giải quyết cho các vấn đề và khó khăn đó, để xuất các phương pháp an toàn và hiệu quả nhất hỗ trợ các doanh nghiệp. Với chi phí hợp.
Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp dịch vụ tư vấn thay đổi giấy phép kinh doanh do nhu cầu cần tư vấn của khách hàng tăng cao. Khách hàng có thể liên hệ ngay với Quang Phúc để được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp tư vấn các bước thay đổi.
>>>Tham khảo thêm Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022