Việc đăng kí ngành nghề kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy khi đăng kí ngành nghề kinh doanh cần lưu ý điều gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định tổng hợp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện qua bài viết sau.

Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề nào?

Căn cứ Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư:

  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
  • Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
  • Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh

Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh các ngành nghề có điều kiện phải có các nội dung sau đây:

  • Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh doanh nghiệp
  • Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh đối với doanh nghiệp
  • Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh đối với doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp cần có hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có)
  • Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp có thời hạn hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

>>> Tìm hiểu thêm các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022

Điều kiện về giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh là loại giấy tờ mang tính chất thông hành. Khi sở hữu giấy phép kinh doanh thì cá nhân, tổ chức sẽ được hoạt động cách hợp pháp. Do đó, doanh nghiệp buộc phải có giấy phép hoạt động với những lĩnh vực thuộc “Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện” theo quy định của Luật đầu tư.

Giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiên thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Sau khi được cấp đầy đủ chúng nhận thì doanh nghiệp mới được phép đi vào hoạt dộng ngành nghề đó.

Giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp

Điều kiện về chứng chỉ hành nghề cho doanh nghiệp

Đây là văn bản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp. Sở hữu chứng chỉ này chứng nhận cá nhân hoặc tổ chức có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để hoạt động một số ngành, nghề nhất định.

Điều kiện về vốn pháp định cho doanh nghiệp

Yêu cầu về vốn được đặt ra với các ngành, lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm cao của doanh nghiệp có yêu cầu cơ sở vật chất lớn.

Một số điều kiện khác đối với doanh nghiệp

  • Cần có văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc.
  • Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện đầu tư, kinh doanh mà không cần xác nhận, chấp thuận dưới mọi hình thức văn bản quy định.
  • Lập dự án và được phê duyệt từ các chủ đầu tư.
  • Thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty để bắt đầu kinh doanh.

Một số lưu ý về đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Một số lưu ý về đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Theo Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP khi tiến hành kinh doanh ngành nghề cso điều kiện nhưng không đăng ký với cơ quan thẩm quyền sẽ bị xử phạt với các mức phạt khác nhau.

  • Nếu kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh không có giấy chứng nhận sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng, mức trung bình thường sẽ là 2.500.000.
  • Trong trường hợp đã bị xử phạt kinh doanh nhưng lại tái phạm sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành thì các hành vi kinh doanh trái phép khi không có giấy phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.

Với những chia sẻ trên, Công ty CP dịch vụ doanh nghiệp AZ Quang Phúc hy vọng có thể giúp khách hàng giải đáp thắc mắc về quy tổng hợp về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu còn bất kì thắc mắc, khách hàng có thể gọi vào HOTLINE của công ty chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng.

>>> Tham khảo thêm 5 lợi ích khi thành lập doanh nghiệp mới nhất

Comments

comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *