Cũng như thủ tục thành lập công ty, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh cũng là một việc hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dưới đây là những thông tin về quy trình thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022 và những vấn đề liên quan. Các doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết để tránh xảy ra những sai sót trong quá trình thực hiện.
Contents
- 1 Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
- 2 Những trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh
- 3 Những trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh
- 4 Trình tự, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022
- 4.1 Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
- 4.2 Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh và lệ phí
- 4.3 Bước 3: Nhận kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh
- 4.4 Bước 4: Thông báo công khai thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
- 5 Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh theo hình thức trực tuyến mới nhất 2022
- 6 Ưu điểm của hình thức thay đổi giấy phép kinh doanh trực tuyến
- 7 Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Thay đổi giấy phép kinh doanh là gì?
Khi cần thay đổi nội dung ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( thay đổi tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, thay đổi người đại diện theo pháp luật,…), doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Đây là việc làm bắt buộc khi có sự thay đổi nội dung trên giấy phép kinh doanh để không ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp và tránh những xử phạt hành chính không nên có.
Những trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh
Tùy vào những phát sinh trong quá trình kinh doanh mà doanh nghiệp cần phải đăng ký thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh. Do đó, các trường hợp mà doanh nghiệp có thể thường gặp:
- Thay đổi tên doanh nghiệp;
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Thay đổi vốn điều lệ;
- Thay đổi thành viên/cổ đông;
- Thay đổi con dấu của doanh nghiệp.
Những trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh
- Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Đang trong quá trình giải thể;
- Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.
- Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
Trình tự, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể của từng trường hợp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh và lệ phí
Nộp hồ sơ trực tiếp: Hiện tại, chỉ có một số trường hợp đặc biệt do doanh nghiệp chưa gộp mã số thuế với mã số doanh nghiệp thì phòng đăng ký kinh doanh mới tiếp nhận hồ sơ giấy của doanh nghiệp trực tiếp. Khi nhận hồ sơ trực tiếp, phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tiến hành thủ tục hành chính liên quan.
Bước 3: Nhận kết quả thay đổi đăng ký kinh doanh
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ hợp lệ sẽ bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, sẽ thực hiện cấp một trong các giấy tờ pháp lý sau cho doanh nghiệp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới;
- Giấy xác nhận thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ bị từ chối do chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo để công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu.
Bước 4: Thông báo công khai thông tin thay đổi đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin quốc gia
Sau khi hoàn tất các công việc về thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công khai nội dung, công bố những thông tin đã được thay đổi trên Cổng thông tin quốc gia theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Đây là việc làm bắt buộc, nếu không thực hiện, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo luật định.
Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh theo hình thức trực tuyến mới nhất 2022
Trường hợp này người thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải có tài khoản đăng ký kinh doanh, nếu chưa có thì tiến hành đăng ký tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể của từng trường hợp.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến
Tiến hành nộp hồ sơ trực tuyến trên website tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 3: Thực hiện thanh toán điện tử
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin và đính kèm file hồ sơ, các bạn thực hiện thanh toán thay đổi giấy phép kinh doanh qua mạng;
Chọn mục thanh toán -> click vào tôi đồng ý và chọn thẻ nội địa -> tiến hành thanh toán.
- Lưu ý: Bạn phải đăng ký tài khoản internet banking đồng thời đăng ký dịch vụ thanh toán tiền trực tuyến.
Bước 4: Theo dõi Email và chờ phản hồi từ phòng đăng ký kinh doanh
Thông thường sau 3 ngày làm việc sẽ nhận được thông báo phản hồi qua Email
- Phòng đăng ký kinh doanh sẽ đối chiếu hồ sơ doanh nghiệp đã gửi qua mạng điện tử và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ thông báo yêu cầu nộp bổ sung lại hồ sơ và sau 60 ngày sẽ hủy hồ sơ nếu doanh nghiệp không gửi bổ sung theo yêu cầu.
Ưu điểm của hình thức thay đổi giấy phép kinh doanh trực tuyến
- Chủ động cân đối, sắp xếp thời gian nộp hồ sơ đăng ký mà không phụ thuộc vào giờ làm việc của cơ quan hành chính;
- Tiết kiệm tối đa thời gian;
- Tiết kiệm chi phí đi lại;
- Giúp doanh nghiệp theo dõi trạng thái hồ sơ xử lý được thuận tiện, nhanh chóng;
- Tránh tình trạng quá tải ở các cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Tối ưu việc quản lý, lưu trữ hồ sơ, cơ sở dữ liệu cho cơ quan hành chính.
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh sẽ cần những thủ tục giấy tờ phụ thuộc vào việc thay đổi cụ thể của từng trường hợp. Các trường hợp hay gặp cụ thể:
Thay đổi tên doanh nghiệp
- Thông báo về việc đổi tên doanh nghiệp;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi tên công ty.
Mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dịch vụ đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh Quảng Ngãi chính xác và chuyên nghiệp của Quang Phúc
Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp
- Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính.
- Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi doanh nghiệp đã đăng ký:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ điều lệ đã sửa đổi của doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên của doanh nghiệp;
- Quyết định của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi đăng ký kinh doanh trụ sở chính.
Thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
- Thông báo thay đổi ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi ngành nghề kinh doanh.
Thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người bổ sung (chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực), thay thế làm đại diện theo pháp luật mới;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay người đại diện theo pháp luật.
Thay đổi vốn điều lệ
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ;
- Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong điều lệ công ty;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi vốn điều lệ.
Thay đổi con dấu của doanh nghiệp
- Thông báo thay đổi dấu của doanh nghiệp theo mẫu quy định;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thuế;
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư;
- Giấy ủy quyền nếu thuê dịch vụ bên ngoài để thay đổi con dấu của doanh nghiệp.
Quang Phúc vừa cung cấp đến bạn các thông tin về thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh mới nhất 2022. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào.
>>>Mời bạn xem thêm 10 lưu ý quan trọng khi thay đổi giấy phép kinh doanh