Bên cạnh những doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh tế thì vẫn tồn tại một số doanh nghiệp hoạt động vì mục đích xã hội và cộng đồng, đó gọi là những doanh nghiệp xã hội. Bài viết dưới đây, dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội 2022, hi vọng sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích!
Contents
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là những doanh nghiệp được đăng ký và thành lập theo luật Doanh nghiệp của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nó hoạt động nhằm giải quyết các nhu cầu về an sinh xã hội và môi trường, tất cả phải vì mục đích cộng đồng.
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp xã hội và sử dụng ít nhất 51% lợi nhuận của mình để tái đầu tư nhằm thực hiện được mục tiêu đã đề ra và được đăng ký trước đó.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp xã hội phải cam kết duy trì được mục tiêu và những điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Các loại hình doanh nghiệp xã hội hiện nay
- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận như các tổ chức tình nguyện viên, các hiệp hội người khuyết tật,..
- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận hoạt động theo mô hình kinh doanh mặc dù có lợi nhuận nhưng không phụ thuộc và bị chi phối về vấn đề lợi nhuận, loại hình doanh nghiệp này vẫn chú trọng vào mục đích chia sẻ các các dự án xã hội, môi trường. Hầu hết những lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được sẽ được tái đầu tư hoặc đi trợ cấp.
- Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận là loại hình doanh nghiệp xã hội do các tổ chức hoặc cá nhân đứng ra thành lập. Nó là sự kết hợp giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh tế. Lợi nhuận doanh nghiệp đạt được sẽ được mở rộng phát triển xã hội.
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp xã hội 2022
Điều kiện về chủ thể
Theo luật doanh nghiệp, những cá nhân, tổ chức, tập thể muốn thành lập một doanh nghiệp xã hội thì phải đáp ứng được tất cả các điều kiện sau đây:
- Tổ chức có tư cách pháp nhân nghĩa là tổ chức phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm về tài sản của mình và đặc biệt phải tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Cá nhân phải đủ từ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ các năng lực hành vi dân sự theo quy định của nhà nước.
- Các cá nhân, tổ chức hoặc tập thể không thuộc vào nhóm đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp như các cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ lãnh đạo, sỹ quan, hạ sĩ quan,…
Điều kiện về trụ sở chính
Trụ sở chính của doanh nghiệp xã hội thuộc địa phận lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ cụ thể, rõ ràng như số nhà, số đường, số ngách, thôn, xóm ,ấp, thị trấn, phường, tỉnh,..
Điều kiện về vốn điều lệ
Luật doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa cho doanh nghiệp xã hội vì vậy doanh nghiệp tự thống nhất vốn và hoàn thành vốn theo quy định của nhà nước.
Điều kiện về tên doanh nghiệp
Tên của doanh nghiệp phải được đặt theo đúng quy định của pháp luật với 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Nhà nước Việt Nam công nhận 5 loại hình doanh nghiệp hợp pháp: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên , công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân.
Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp không được đặt trùng tên với tên doanh nghiệp trước đó, không được sử dụng những từ ngữ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của nước nhà và đặc biệt không được sử dụng tên của các bộ, ban ngành nhà nước trừ khi được các cơ quan này cấp phép.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh
Các cá nhân, tổ chức, tập thể khi thành lập doanh nghiệp xã hội được phép kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà nhà nước không cấm. Một số ngành, nghề kinh doanh mà nhà nước cấm như kinh doanh mại dâm, kinh doanh các chất cấm như ma túy, kinh doanh động vật hoang dã, kinh doanh sinh sản vô tính trên con người,…
>>> Xem thêm các Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022
Hồ sơ và thủ tục thành lập một doanh nghiệp xã hội 2022
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội phải tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp đã được chọn.
Hồ sơ gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp xã hội.
- Điều lệ doanh nghiệp xã hội.
- Danh sách các thành viên và cổ đông góp vốn.
- Giấy cam kết và thực hiện mục tiêu vốn góp, mục tiêu xã hội môi trường.
- Bản sao của một số giấy tờ tùy thân của các thành viên trong doanh nghiệp.
Về cơ bản hồ sơ thành lập doanh nghiệp xã hội giống như các doanh nghiệp thường, chủ doanh nghiệp xã hội sẽ phải nộp thêm giấy cam kết thực hiện các mục tiêu xã hội.
Doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính .Trong thời gian từ 5-7 ngày, hồ sơ sẽ được tiếp nhận và xử lý.
Bạn có thể tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi để được hỗ trợ thủ tục cần thiết
Bài viết trên, dịch vụ kế toán Quảng Ngãi đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản và cần thiết về điều kiện, hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội 2022. Nếu các bạn có thắc mắc gì có thể liên hệ với chúng tôi!