Đi đôi với nền công nghiệp 4.0 là sự phát triển, thành lập của rất nhiều các doanh nghiệp mới. Để có thể thành lập được một doanh nghiệp thì trước tiên phải hoàn thành đúng, đủ thủ tục theo quy định của nhà nước. Qua bài viết dưới đây, dịch vụ kế toán Quảng Ngãi sẽ giải đáp những quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước 2022.

Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Doanh nghiệp là nước là một tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế do Nhà nước đầu tư hoặc góp vốn đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý, thực hiện những hoạt động kinh doanh hoặc thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận kinh tế hoặc lợi ích xã hội do nhà nước giao phó và đề ra.

Doanh nghiệp nhà nước cũng có tư cách pháp nhân do đó nó cũng mang đầy đủ các quyền và trách nhiệm pháp lý theo đúng quy định của pháp luật. Doanh nghiệp nhà nước độc lập với chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trong phạm vi vốn góp của doanh nghiệp.

Cũng tương tự như những loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước cũng có tên gọi, có trụ sở chính, có con dấu riêng,..

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

Chủ đầu tư

Chủ đầu tư của doanh nghiệp nhà nước là nhà nước hoặc nhà nước với các cá nhân, tổ chức khác. Nhà nước hoàn toàn có quyền quyết định toàn bộ các vấn đề liên quan đến sự tồn tại, phát triển và hoạt động của từng doanh nghiệp nhà nước bởi vì nhà nước có tư cách là chủ đầu tư duy nhất của doanh nghiệp.

Sở hữu vốn

Có hai trường hợp xảy ra; Một là nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, Hai là nhà nước chỉ sở hữu phần vốn góp chi phối.

Hình thức tồn tại

Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới nhiều hình thức phong phú khác nhau. Nếu doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của nhà nước thì có các loại doanh nghiệp như: công ty cổ phần nhà nước, công ty nhà nước,…Nếu doanh nghiệp chỉ có 50% vốn điều lệ của nhà nước thì sẽ tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,..

Trách nhiệm tài sản

Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp và nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình.

Tư cách pháp lý

Doanh nghiệp nhà nước cũng giống như các loại hình doanh nghiệp khác và nó có tư cách pháp nhân.

Luật áp dụng

Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều hoạt động và chịu sự chi phối, giám sát, ràng buộc của luật doanh nghiệp.

Mời bạn tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Phân loại doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước được phân chia theo từng đặc điểm khác nhau, cụ thể như sau:

Dựa theo hình thức tổ chức doanh nghiệp

Theo đặc điểm này, doanh nghiệp nhà nước được chia làm 5 loại:

  • Công ty nhà nước: Đây là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ các cổ đông đều là các công ty nhà nước hoặc là những tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn.
  • Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên: là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
  • Công ty TNHH nhà nước 2 thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn mà các thành viên đều là công ty của nhà nước hoặc có 1 thành viên là công ty nhà nước.
  • Doanh nghiệp cổ phần: là doanh nghiệp cổ phần với vốn góp của nhà nước là 50%.

Dựa theo nguồn vốn

Dựa vào nguồn vốn, doanh nghiệp nhà nước được chia làm 2 loại:

  • Doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn đầu tư của nhà nước được gọi là công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần góp chi phối gồm công ty trách nhiệm hữu hạn mà nhà nước chiếm trên 50% số vốn góp, công ty cổ phần nhà nước mà nhà nước chiếm 50% số cổ phiếu.

Dựa theo mô hình tổ chức quản lý

Theo đặc điểm này, doanh nghiệp nhà nước sẽ được chia làm 2 loại:

  • Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng quản trị.
  • Doanh nghiệp nhà nước không có hội đồng quản trị.

Điều kiện để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhà nước cũng hoạt động và làm việc theo quy định của pháp luật. Do đó mà nó phải đáp ứng đủ các điều kiện chung khi thành lập một doanh nghiệp:

Điều kiện về chủ thể doanh nghiệp

Theo luật doanh nghiệp thì tất cả các cá nhân và tổ chức đều có quyền thành lập doanh nghiệp trừ những trường hợp đặc biệt sau:

  • Các cán bộ, công chức, viên chức,..
  • Các sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,..
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước,..
  • Những người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
  • Những người đang bị truy cứu các trách nhiệm hình sự.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp nhà nước chỉ được quyền kinh doanh những ngành, nghề mà nhà nước không cấm.

Một số ngành, nghề bị nhà nước cấm kinh doanh như buôn bán ma túy, buôn bán các bộ phận liên quan đến cơ thể người, mua bán dâm,..

Điều kiện về vốn thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ: là tài sản do các thành viên trong doanh nghiệp góp hoặc cam kết góp.

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của nhà nước.

Điều kiện về tên doanh nghiệp

Tên của doanh nghiệp phải được đặt tuân thủ theo các quy định của pháp luật, trách những trường hợp đặt tên bị nhà nước cấm như:

  • Đặt tên bị trùng so với các doanh nghiệp đã đặt trước đó.
  • Tránh đặt tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã được đặt trước đó.
  • Tên không được làm ảnh hưởng tới thuần phong, mỹ tục, lịch sử của Việt Nam.

Điều kiện về trụ sở của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải có tên, địa chỉ cụ thể. Theo luật doanh nghiệp, những công ty khai sai tên trụ sở sẽ bị phạt theo mức quy định của nhà nước.

Bên cạnh đó, khi thành lập một doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan  nhà nước có thẩm quyền sẽ phải xem xét dựa trên các tiêu chí sau:

  • Có tính khả thi và hiệu quả phù hợp với chiến lược quản lý kinh tế- xã hội của nhà nước.
  • Mức vốn điều lệ phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn.
  • Dự thảo và điều lệ doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật.
  • Được cơ quan đồng ý nhà nước ký xác nhận.

Quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Quy trình và thủ tục để thành lập doanh nghiệp nhà nước

Thành lập doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện, tiến hành theo đúng các trình tự và và thủ tục các bước sau:

Bước 1: Đề nghị thành lập doanh nghiệp

Theo quy định của nhà nước,  chủ thể tiến hành đề nghị thành lập doanh nghiệp nhà nước là thủ trưởng. Hồ sơ quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước  bao gồm:

  • Tờ trình đề nghị thành lập doanh nghiệp.
  • Đề án thành lập doanh nghiệp,
  • Mức vốn góp và vốn điều lệ
  • Dự thảo điều lệ và tổ chức thành lập doanh nghiệp.
  • Dự thảo điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giấy đề nghị cho doanh nghiệp sử dụng đất.
  • Kiến nghị về hình thức tổ chức doanh nghiệp.
  • Bản thuyết minh về các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ xem xét các điều kiện để thành lập doanh nghiệp nhà nước đã nêu trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 3: Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, người có quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước sẽ ký và phê duyệt hồ sơ.

Trường hợp không chấp nhận thành lập doanh nghiệp Nhà nước, sẽ được phản hồi lại với cá nhân đề nghị thành lập.

Bước 4: Đăng ký kinh doanh

Sau khi hồ sơ đăng ký thành lập nhà nước được thông qua, doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh.

Bước 5: Công bố công khai về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước

Theo luật nhà nước, sau khi hoàn thành các bước trên, doanh nghiệp phải đăng ký trên báo hàng ngày của trung ương và địa phương nơi mà doanh nghiệp đó đóng trụ sở chính.

Trên đây là các nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp nhà nước 2022, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Quang Phúc để nhận được giải đáp.

>>> Xem thêm Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất 2022

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *