Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo tiền đề cho sự ra đời của một loạt các công nghệ mới. Tạo ra sức ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều đó, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng để cung cấp cho thị trường. Trong phạm vi bài viết này, Dịch vụ Doanh nghiệp AZ Quang Phúc xin chia sẻ về thủ tục thành lập doanh nghiêp khoa học công nghệ 2023 để bạn tham khảo nhé!
Contents
Doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động như thế nào?
Doanh nghiệp khoa học công nghệ là doanh nghiệp:
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học
- Phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ đó
- Sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học & công nghệ ra sao?
Theo Khoản 2 Điều 58 Luật Khoa học công nghệ năm 2013 và Nghị định về doanh nghiệp khoa học và công nghệ số 13/2019/NĐ-CP. Điều kiện thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ như sau:
- Là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức và quản lý và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
- Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
>>> Xem thêm điều kiện thủ tục thành lập doanh nghiệp liên doanh mới nhất 2023
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học & công nghệ 2023
Thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học, công nghệ
Căn cứ Điều 7, Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ cụ thể:
Bước 1, Nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ tới cơ quan có thẩm quyền. Sở Khoa học và Công nghệ (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính) là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận; hoặc nộp tại Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ Khoa học và công nghệ tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp.
Bước 2, Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ
Bước 3, Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận. Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học công nghệ của doanh nghiệp đó.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp khoa học,công nghệ
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên/ cổ đông công ty
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật
- Văn bản ủy quyền cho người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
AZ Quang Phúc – dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp khoa học, công nghệ 2023 uy tín!
AZ Quang Phúc thực hiện tư vấn, soạn thảo hồ sơ thủ tục thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ 2023 chuẩn xác và nhanh chóng. Khi bạn có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, bạn chỉ cần cung cấp thông tin theo quy định, chúng tôi thực hiện hồ sơ và nộp tại các cơ quan có thẩm quyền, nhận kết quả và trao quyết định tới tận tay quý khách hàng với thời gian nhanh nhất.
AZ Quang Phúc am hiểu về các quy định, tuân thủ pháp luật và thực hiện thủ tục hồ sơ trên cơ sở luật pháp!