Trước khi thành lập doanh nghiệp, cần làm đầy đủ các thủ tục sau khi xin được Giấy đăng ký doanh nghiệp. Vậy sau khi thành lập doanh nghiệp cần làm gì? Hãy để Công ty CP dịch vụ doanh nghiệp AZ Quang Phúc giới thiệu 13 Điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp qua bài viết dưới đây.
Contents
- 1 13 Điều cần lưu ý sau khi đã thành lập doanh nghiệp là gì?
- 1.1 Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
- 1.2 Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
- 1.3 Cần thông báo về thời gian hoạt động
- 1.4 Thực hiện đăng ký mẫu dấu và khắc dấu
- 1.5 Đăng ký thuế và đóng thuế
- 1.6 Đăng ký giấy phép con (nếu cần)
- 1.7 Thực hiện nghĩa vụ góp vốn như cam kết
- 1.8 Thông báo rõ về tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn
- 1.9 Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
- 1.10 Tiến hành thành lập ban kiểm soát
- 1.11 Thông báo phát hành hóa đơn GTGT
- 1.12 Cần thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê
- 1.13 Comments
13 Điều cần lưu ý sau khi đã thành lập doanh nghiệp là gì?
Công bố nội dung đăng ký kinh doanh
Sau khi thành lập hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh , doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh doanh nghiệp của mình trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Nếu không thực hiện theo luật sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Tiến hành gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính
Với những công ty mới thành lập hoặc thành lập chi nhánh đều phải gắn tên doanh nghiệp hoặc chi nhánh tại trụ sở. Với những doanh nghiệp không thực hiện sẽ áp dụng mức phạt từ 10 đến 15 triệu đồng và bắt buộc phải gắn tên của doanh nghiệp mình theo quy định.
Cần thông báo về thời gian hoạt động
Từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần thông báo thời gian hoạt động mở cửa hoạt động tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thực hiện đăng ký mẫu dấu và khắc dấu
Đây là việc bắt buộc khi thành lập công ty và được thực hiện đăng ký khắc dấu tại Công an tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương.
Lưu ý:
Con dấu sẽ sử dụng sau khi đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Nếu sử dụng con dấu mà chưa có Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng và bị thu hồi con dấu.
Đăng ký thuế và đóng thuế
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải liên hệ cơ quan thuế để đăng ký thuế. Với doanh nghiệp nộp hồ sơ chậm sẽ bị phạt cảnh báo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 2.000.000 đồng (tùy vào tính chất, thời gian và mức độ).
Doanh nghiệp cần phải đóng một số loại thuế cơ bản như :
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (đóng sau khi kết thúc năm tài chính)
- Thuế giá trị gia tăng (đóng theo quý báo cáo doanh nghiệp)
- Thuế mô bài (tùy vào điều lệ doanh nghiệp kê khai)
>>> Mời bạn tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Quảng Ngãi
Đăng ký giấy phép con (nếu cần)
Với trường hợp pháp luật yêu cầu cần có giấy phép con như: giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh… Bắt buộc doanh nghiệp phải xin phép và được phép hoạt động khi cơ quan thẩm quyền cấp phép cho.
Thực hiện nghĩa vụ góp vốn như cam kết
Tùy vào việc thành lập doanh nghiệp theo loại hình nào mà việc góp vốn sẽ khác nhau, cụ thể:
- Với Công ty TNHH: các thành viên và chủ sở hữu sẽ phải góp vốn đúng thời hạn và đầy đủ như cam kết.
- Với Công ty cổ phần: thời gian góp vốn trong vòng 90 ngày từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần mà mình đã cam kết.
Nếu không góp đủ vốn hay không đúng thời hạn như số vốn đã đăng ký thì thành viên góp vốn, cổ đông sẽ bị áp dụng mức phạt từ 5.000.000 đến 20.000.000 đồng (tùy vào mức độ).
Đặc biệt, với công ty TNHH có 2 thành viên trở lên buộc phải giảm số vốn hoặc bắt buộc góp vốn đủ với hình thức công ty khác.
Thông báo rõ về tiến độ góp vốn và xin giấy chứng nhận góp vốn
Tùy vào loại hình thành lập doanh nghiệp mà sẽ có thời gian thông báo tiến độ góp vốn khác nhau:
- Với Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 15 ngày kể từ ngày góp vốn.
- Với Công ty cổ phần: Thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Lưu ý:
- Nếu không thông báo hoặc thông báo không kịp thời hạn, doanh nghiệp sẽ bị nộp phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng và thực hiện thông báo lại cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Tại thời điểm góp vốn mà Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không cấp giấy chứng nhận phần góp vốn cho các thành viên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng.
Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số
Cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để thực hiện các hoạt động liên quan kinh doanh. Doanh nghiệp cần ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép kinh doanh cũng như CCCD/CMND để đăng ký mở tài khoản. Tiếp theo, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và Đầu tư số tài khoản này.
Cần tiến hành mua chữ ký số theo quy định và có thể đóng thuế online. Sau đó, kế toán có thể sử dụng chữ ký nào để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo hình thức trực tuyến cho doanh nghiệp định kỳ.
Lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông
Cần lập sổ đăng ký thành viên và cổ đông để tránh bị xửa phạt. Do doanh nghiệp thường sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng trong trường hợp:
- Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên không lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên
- Công ty cổ phần không lập và lưu trữ sổ đăng ký cổ đông
Ngoài ra, doanh nghiệp phải lập và lưu trữ sổ đăng ký thành viên và cổ đông theo đúng quy định của pháp luật.
Tiến hành thành lập ban kiểm soát
- Với Công ty TNHH, doanh nghiệp cần lập Ban kiểm soát từ 11 thành viên trở lên.
- Với Công ty cổ phần trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần
Lưu ý:
Trong trường hợp không lập Ban kiểm soát sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 triệu đồng và bắt buộc thành lập Ban kiểm soát theo đúng quy định.
Thông báo phát hành hóa đơn GTGT
Cần tiến hành ra thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng trước khi chính thức phát hành. Ngoài ra, cần dặt in hóa đơn để sử dụng phục vụ cho công ty.
Trường hợp không thông báo phát hành hóa đơn hay không in hóa đơn, doanh nghiệp cũng có thể mua hóa đơn để sử dụng
Cần thuê kế toán viên hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê
Cần thuê kế toán viên chuyên để tiến hành kê khai và nộp các tờ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp.
Trong trường hợp chưa thể thuê được kế toán có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại Công ty CP dịch vụ doanh nghiệp AZ Quang Phúc.
Đây là những thông tin và cập nhật mới nhất về 13 Điều cần lưu ý sau khi thành lập doanh nghiệp năm 2022. Khi khách hàng có nhu cầu nhưng chưa có đủ thời gian hoặc cần giải đáp thắc mắc có thể liên hệ ngay đến HOTLINE của chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
>>> Tham khảo Vì sao phải thành lập doanh nghiệp? Lý do nên thành lập công ty