Lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển đang là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp hiện nay. Vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ giúp giải đáp những thắc mắc về các loại hình doanh nghiệp hiện nay cũng như những vấn đề liên quan, giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình định hướng cũng như phát triển doanh nghiệp của mình.
Contents
Doanh nghiệp là gì?
Theo khoản 10, điều 4 của Luật doanh nghiệp 2020 định nghĩa “ Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh ”
Các loại hình doanh nghiệp hiện nay
Luật Doanh nghiệp năm 2014 của Việt Nam quy định các loại hình doanh nghiệp bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Chi tiết về các loại hình doanh nghiệp hiện nay:
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Theo Luật doanh nghiệp công ty TNHH chia ra làm 2 loại hình bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Mời bạn cùng tìm hiểu về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ngãi chuyên nghiệp của Quang Phúc được nhiều khách hàng tin tưởng
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Định nghĩa: Theo Luật doanh nghiệp 2020: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ”
Đặc điểm cơ bản:
- Số lượng thành viên: 1 thành viên
- Chủ sở hữu: Cá nhân hoặc tổ chức
- Cấu trúc vốn: Do 1 cá nhân/tổ chức sở hữu
- Đối với việc huy động vốn: Công ty TNHH 1 thành viên không có thẩm quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Định nghĩa: Theo điều 46 Luật doanh nghiệp 2020: “ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này ”
Đặc điểm cơ bản:
- Số lượng thành viên: Có từ 02 đến 50 thành viên
- Chủ sở hữu: Là tổ chức hoặc cá nhân
- Cấu trúc vốn: Được chia làm nhiều phần khác nhau
- Đối với việc huy động vốn: Không được quyền phát hành cổ phần huy động vốn.
Công ty cổ phần
Định nghĩa: Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông.
Đặc điểm cơ bản:
- Số lượng thành viên: Công ty phải có tối thiểu 03 cổ đông sáng lập và không hạn chế số lượng cổ đông tối đa
- Chủ sở hữu: Cá nhân hoặc tổ chức
- Cấu trúc vốn: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau
- Đối với việc huy động vốn: Công ty cổ phần có thể huy động vốn bằng việc phát hành cổ phiếu
- Cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, tuy nhiên vẫn có trường hợp hạn chế.
Công ty hợp danh
Định nghĩa: Theo điều 172 của Luật doanh nghiệp 2014: “ Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty ”
Đặc điểm cơ bản:
- Số lượng thành viên: Bao gồm các thành viên hợp danh
- Chủ sở hữu: Có ít nhất 02 thành viên và phải là thành viên hợp danh
- Đối với việc huy động vốn: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Đối với việc góp vốn: Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải có nghĩa vụ góp đúng và đủ số vốn đã cam kết
- Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng vốn của mình nếu không được chấp nhận bởi các thành viên hợp danh khác.
Doanh nghiệp tư nhân
Định nghĩa: Theo điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 “ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp ”
Đặc điểm cơ bản:
- Số lượng thành viên: Có một thành viên duy nhất là chủ doanh nghiệp
- Chủ sở hữu: Do 1 cá nhân làm chủ
- Đối với việc huy động vốn: Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
- Đối với việc góp vốn: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký, thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Nên chọn loại hình doanh nghiệp nào trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay để bắt đầu kinh doanh
Đối với môi trường kinh tế ở Việt Nam hiện nay, dịch vụ doanh nghiệp AZ QUANG PHÚC đưa ra lời gợi ý cho các nhà khởi nghiệp nên chọn loại hình công ty TNHH trước rồi dần dần chuyển sang công ty cổ phần.
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó để được tư vấn chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển khách hàng hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn và đưa ra những lời khuyên bổ ích. Dịch vụ doanh nghiệp AZ QUANG PHÚC rất vinh dự được phục vụ khách hàng.
>>>Tìm hiểu các Kinh nghiệm lựa chọn loại hình công ty khi thành lập doanh nghiệp