Người lao động có thu nhập từ tiền lương khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), sẽ phải kê khai các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trước khi xác định thuế thu nhập cá nhân phải nộp, chúng ta cần phải xác định tình trạng cư trú của đối tượng đó ( cư trú hoặc không cư trú) để tính thuế thu nhập cá nhân vì mỗi loại loại đối tượng khác nhau thì tính thuế khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số khoản thu nhập sau đây sẽ không bị tính thuế TNCN.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC
  • Thông tư 156/2013/TT-BTC
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC

Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC về xác định thu nhập tính thuế của người nộp thuế cụ thể như sau:

Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.

“Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập”.

Công thức tính thuế TNCN cần nhớ:

(1) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập Các khoản miễn thuế

 

(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế Các khoản giảm trừ

 

 (3)      Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

 

Căn cứ theo thông tư qui định, KẾ TOÁN THIÊN HÙNG sẽ liệt kê 11 khoản phụ cấp không tính thuế TNCN hay còn gọi là các khoản miễn thuế TNCN.

    11 KHOẢN PHỤ CẤP

Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phục cấp không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN gồm:

– Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

– Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

– Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

– Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

– Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản…

– Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội.

– Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

– Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn..

– Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

– Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Lưu ý: Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

MỨC KHOÁN CHI VĂN PHÒNG PHẨM, CÔNG TÁC PHÍ, ĐIỆN THOẠI

TRANG PHỤC

  • Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện thì mức khoán chi áp dụng như sau:
  • CHI TRANG PHỤC

Theo khoản 2.7 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, mức chi tiền trang phục được miễn thuế TNCN như sau:

– Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Bằng hiện vật sẽ được tính toàn bộ vào chi phí;

– Bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

– Chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, băng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.

  • KHOẢN TIỀN ĂN TRƯA, ĂN GIỮA CA

– Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa, ăn trưa cho người lao động.

– Công ty không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.

  • CÔNG TÁC PHÍ

Theo điểm 2.8 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 92/2014/TT-BTC), công tác phí được tính như sau:

Trường hợp công ty có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của công ty thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.

Như vậy, nếu quy chế tài chính, quy chế nội bộ của công ty quy định rõ thì được miễn thuế TNCN theo quy định đó.

  • TIỀN ĐIỆN THOẠI

Hiện nay Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp công ty không quy định rõ, do vậy sẽ thực hiện theo các quy định của công ty (ghi trong hợp đồng lao động, quy chế tài chính…).

  • TIỀN XE ĐƯA ĐÓN, TIỀN THƯỞNG

– Khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón đi làm.

– Tiền chi đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

– Các khoản thưởng: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng…

CÁC KHOẢN LỢI ÍCH BẰNG TIỀN

HOẶC KHÔNG BẰNG TIỀN

– Người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thuế bảo hiểm.

– Khoản phí hội viên: Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

CÁC KHOẢN LỢI ÍCH KHÁC

Theo điểm g khoản 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC (bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC) không tính vào thu nhập chịu thuế các khoản thu nhập sau:

– Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

– Khoản tiền nhận được theo quy định về sử dụng phương tiện đi lại trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức Đảng, đoàn thể.

– Khoản tiền nhận được theo chế độ nhà ở công vụ.

– Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động.

NOTE: Việc xác định các khoản phu cấp được miễn thuế TNCN là một trong các bước để tính thuế TNCN phải nộp cho cơ quan thuế vào thời điểm cuối mỗi quý hay cuối năm tài chính. Kế toán cần nắm rõ các khoản trên nếu xác định không đúng các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN, thời gian sau cơ quan quản lý thuế đến doanh nghiệp kiểm tra  sẽ phát hiện và loại bỏ các khoản phụ cấp xác định không thuộc trường hợp được miễn thuế TNCN. Như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của DN

Comments

comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *